Theo luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì dân (Đoàn luật sư Hà Nội), để trả lời chính xác về hình phạt mà những đối tượng liên quan (bố, mẹ, bác, chú rể và anh họ của Luyện) phải chịu sẽ phải căn cứ vào hồ sơ hiện có của CQĐT và hồ sơ mang ra tố tụng tại toà án.
Theo luật sư Trần Đình Triển, về mặt nguyên tắc thì có thể nói được các đối tượng này nhận án bao nhiêu năm theo đúng khung hình phạt tại Điều 21 Bộ Luật Hình sự về tội che giấu tội phạm và Điều 314 Bộ Luật Hình sự về tội không tố giác tội phạm. "Nhưng nói chính xác thì phải căn cứ vào tính chất hành vi của những đối tượng bị truy cứu trách nhiệm thì mới có thể nói với tội danh như thế thì khung hình phạt bị áp dụng cụ thể là bao nhiêu", luật sư Triển nói.
Tham sat o bac giang - giet nguoi cuop tiem vang - Bố và mẹ của hung thủ Lê Văn Luyện |
Đối với việc của y tá Dương Thị Lược, để có câu trả lời chính xác về tội danh Viện Kiểm sát ra quyết định truy tố phải xem CQĐT có tài liệu gì, lời khai báo của hai bên ra sao? Nếu Lê Văn Luyện nói cụ thể với bác mình khi đến trạm xá là bị thương vì đã cướp của, giết người thì tội không tố giác tội phạm là rõ.
"Không thể nói, bà ấy có biết hay không việc Luyện cướp của giết người để áp dụng tội danh bởi con cháu đi về thấy thế thì băng bó, nó nói dối thì làm sao mà biết được. Điều này phải căn cứ vào hồ sơ mà CQĐT có và những lời khai của y tá Lược với CQĐT hoặc trong những lời khai tại tòa khi vụ án được đưa ra xét xử", luật sư Triển nhấn mạnh.
Thế nào là không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm
Theo Điều 21 BLHS, người nào không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm. Cụ thể, theo Điều 313 bộ luật này, cơ quan tố tụng sẽ xử lý hình sự tội che giấu tội phạm đối với người che giấu một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội giết người, tội cướp tài sản, tội hiếp dâm trẻ em v.v…
Trương Thanh Hồng và mẹ |
Thứ hai, che giấu các dấu vết của tội phạm. Đó là tẩy xóa, làm thay đổi, làm mất đi các dấu vết có ý nghĩa rất quan trọng cho việc chứng minh tội phạm. Mẹ Luyện đã có hành vi này khi giặt sạch bộ quần áo dính máu của Luyện.
Thứ ba, che giấu tang vật của tội phạm. Gồm có che giấu các công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện tội phạm, tiền hoặc tài sản bị can chiếm đoạt được. Cha của Luyện đã có hành vi này khi đào hố chôn vàng do Luyện cướp được…
Tội không tố giác tội phạm: Bị bắt về hành vi này chỉ có cha của Trương Thanh Hồng. Mặc dù biết rõ Luyện đã giết người, cướp tài sản nhưng ông đã không tố giác.
Theo Điều 314 BLHS, người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì sẽ bị xử lý hình sự tội không tố giác tội phạm.
Khác với hành vi che giấu tội phạm, hành vi không tố giác tội phạm về lý luận gọi là “không hành động”, tức là người phạm tội không thực hiện bất cứ một hành vi nào. Họ chỉ không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về việc tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà mình biết rõ.
Tham sat o bac giang - giet nguoi cuop tiem vang - Cũng cần lưu ý thêm, không như tội che giấu tội phạm, trong tội không tố giác tội phạm, pháp luật có sự loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người thân thích của người phạm tội. Cụ thể, nếu người không tố giác tội phạm có quan hệ huyết thống với người phạm tội (là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội) thì người đó chỉ bị xử lý hình sự nếu đó là các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, đối với những tội còn lại, những người thân thích như trên không bị xử lý hình sự về tội không tố giác tội phạm. Quy định này là sự ghi nhận mối quan hệ tình cảm gia đình vốn là truyền thống đạo đức của người Việt Nam.
Tin shock - Tin hot - Scandal